Giỏ hàng hiện có: 0 Sản phẩm

Những lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ

Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ
Lỗi 1: Đèn hiển thị E0 (Tiếng bíp gián đoạn dài),
Nguyên nhân:
-  Không có dụng cụ nấu trên mặt bếp
-  Dụng cụ nấu có vật liệu không thích hợp như nồi thủ tinh, nồi đát, nồi sứ, nồi nhôm…..
-  Đường kính dụng cụ nấu nhỏ hơn 10 cm, không đúng với quy định về kỹ thuật  yêu cầu.
Khắc phục: Trong trường hợp bếp chưa có dụng cụ nấu bạn nhanh chóng đặt nồi lên nấu, nếu đặt dụng cụ lên nấu mà bếp vẫn hiện tượng đó thì phải xem dụng cụ nấu đó có thích hợp với việc nấu bếp từ không ( dung nam châm để biết nồi có đáy bằng kim loại nhiễm từ không? )

Lỗi 2: Đèn hiển thị E1:
Nguyên nhân: Bếp từ quá nóng do đun nấu với công suất quá lâu, bếp trở nên quá nóng và bếp được thiết kế kỹ thuật cảnh báo lỗi và ngừng hoạt động để giữ an toàn.
Khắc phục: Trước tiên tắt bếp, tắt hẳn nguồn điện vào ( có thể sập attomat, giút dây cắm điện…), sau đó kiểm tra xem hệ thống thông gió làm mát phía dưới bếp có bị bịt kín không, nếu có thì phải làm thông thoáng lại ngay. Dừng đun nấu và để mặt bếp nguội ít nhất 10 phút trước khi đặt nồi lên bếp , bật bếp và tiếp tục dun nấu như bình thường.

Lỗi 3: Đèn hiển thị E2
Nguyên nhân: Nguồn điện cao hơn nguồn điện cho phép theo thiết kế của bếp ( thường là cao hơn 260v), hoặc một nguyên nhân khác : do nồi, chảo khi đặt lên bếp để nấu đã lâu nhưng bên trong chưa có thức ăn cũng có thể gây ra  hiện tượng lỗi trên.
Khắc phục: Với nguyên nhân thứ nhất bạn cần kiểm tra lại xem hiệu điện thế dòng điện cung cấp cho bếp đã chuẩn chưa ( thường là 220v-230v), nếu không chuẩn có thể dùng ổn áp để điều chỉnh. Với nguyên nhân thứ 2 thì đơn giản là nhanh chóng cho thức ăn vào và tiếp tục việc đun nấu ( nếu cho thức ăn vào mà vẫn báo lỗi bạn hãy tắt bếp và chờ khoảng 10 phút hãy bật bếp trở lại).

Lỗi 4: Đèn hiển thị E3:
Nguyên nhân: Nguồn điện thấp hơn 170v hoặc nguồn điện quá tải.
Khắc phục: Tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện có ổn định không hoặc tốt hơn là dung ổn áp. Dùng dây điện trên 5AM.

Lỗi 5: Đèn hiển thị E4 ( Tiếng bíp gián đoạn).
Nguyên nhân: Dòng điện quá cao, nhiệt độ dụng cụ nấu cao hơn 280 độ C
Khắc phục: Kiểm tra lại dòng điện có bị chập , đoản mạch…. Và thay đổi lại hệ thống dây dẫn. Kiểm tra lại dụng cụ nấu nướng hợp lý.

Lỗi 6: Đèn hiển thị E5:
Nguyên nhân: IGBT bị quá nhiệt – tự phục hồi khi nhiệt độ giảm.

Lỗi 7: Đèn hiển thị E6 ( tiếng bíp gấp)
Nguyên nhân: Đáy dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao, cảnh báo lỏng cảm biến nhiệt, cảm biến nhiệt bị tắt hay nối tắt.
Khắc phục: Y/C kỹ thuật bếp kiểm tra tình trạng bếp và đường cung cấp điện.

Lỗi 8: Nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sang.
Nguyên nhân: công tắc, dây điện không bình thường, tiếp xúc nguồn không tốt.
Khắc phục: Y/C thợ kỹ thuật điện đến kiểm tra và khắc phục tình trạng.

Lỗi 9: Bếp được bật nhưng không làm nóng dụng cụ nấu .
Nguyên nhân: Chất liệu vật dụng nấu không phù hợp ( không có từ tính, hoặc từ tính quá thấp), Dụng cụ nấu đặt không đúng vị trí trong khu vực nấu của bếp.
Khắc phục: Lựa chọn nồi nấu phù hợp, đặt đúng vị trí vùng nấu.

Lỗi 10: Bếp đột ngột không gia nhiệt tiếp cùng tiếng ồn trong khi vận hành.
Nguyên nhân: Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quạt thông gió của bếp bị nghẽn, không hoạt động hoặc hoạt động yếu.

Khắc phục: Y/C kỹ thuật chuyên môn đến kiểm tra và khắc phục hiện trạng.

Lưu ý: Trên đây là các lỗi thông thường từng gặp khi sử dụng bếp điện từ nói chung, ngoài ra có thể khi sử dụng sẽ phát sinh ra những lỗi không nằm trong danh mục này, các bạn có thể gọi cho nhà cung cấp hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng để được tư vấn và khắc phục nhanh chóng, hạn chế việc tự khắc phục sẽ dẫn đến việc không hợp lý hoặc gây tai nạn không đáng có.!!!
Cập nhật: 24/06/2015
Lượt xem:3914
Lên trên